Đặc điểm hình thái:
- Cây ổi không hạt có tên khoa học là Psidium guajava.
- Thân, tán, lá: Thân cây chắc khỏe, ngắn, phân cành sớm. Thân nhẵn, ít bị sâu đục. Vỏ già hay tróc ra từng mảnh phía dưới lại có một lớp vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 2,5-3m. Tán rộng 3m. Có thể trồng chính vụ hoặc trái vụ đều được.
- Hoa, quả, hạt: Quả Ổi Không Hạt to hơn những Giống Ổi Khác, ăn ngọt và giòn hơn. Một quả Ổi trung bình có trọng lượng 500gram, tỉ lệ đậu trái cao 50 – 60%, đặc ruột không hạt nên tỉ lệ sử dụng đạt trên 98%. Khi chín quả có dạng thuôn dài, vỏ láng mịn màu xanh sáng. Bên trong nhiều thịt, thịt trái màu trắng ngà, chắc, giòn, vị chua ngọt, không hạt hoặc rất ít hạt.
Đặc điểm cây Giống:
Chiều cao cây: 20 - 30 cm
Đường kính Thân: 8 mm trở lên
Phương pháp nhân giống: cây ghép
Tuổi đời cây: > 15 năm
Năng suất bình quân: 20 – 30 kg trái/cây/năm
Tình trạng cây giống: Thân thẳng, vững chắc, không sâu, bệnh
Kỹ thuật trồng:
Chọn đất:
Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa, đất thịt, đất đỏ bazan rất tốt cho cây ổi phát triển. Cây ổi trên đất này thường có vị ngon ngọt đậm hơn bình thường.
Làm đất: Đào hố với kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80cm
Khoảng cách trồng:
Khoảng cách giữ các cây ổi không hạt có thể trồng trung bình khoảng. Hàng cách hàng: 3.5m x 4.5m, hố cách hố: 3m x 4m.
Bón lót:
Bón lót: Bón lót từ 5kg phân chuồng hoai + 1 kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
Cách trồng:
Đặt cây con vào hố trồng lắp đát lại ngang mặt bầu. Sau đó cắm thêm cọc cố định cây con để tánh tình trạng cây bị gió tác động ngã đỗ. Nên phủ rơm rạ, cỏ khô lên bề mặt để giữ ẩm cho đất. Tưới nước thường xuyên cho đến khi cây bén rễ bình quân 2 ngày tưới 1 lần để cây ra đọt mới. Khi cây lớn thì lượng nước tưới tăng và số ngày tưới lập lại cách xa nhau.
Chăm sóc:
Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Khi tưới chú ý tránh ngày trời nắng to. Thời gian tưới cây tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Phân bón:
Năm thứ 1: Bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.
Năm thứ 2: Bón 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.
Năm thứ 3: Chia làm 4 lần, bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.
Những năm sau, Ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, Bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.
Cắt tỉa: Việc này sẽ được tiến hành sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, cần cắt tỉa chỉ để 4 cành to đều nhau. Hàng năm nên đốn tỉa cành cấp 3, không để cành Ổi phát triển quá dài sẽ khó kiểm soát sâu bệnh. Khi cây cho trái 1 năm trở đi thì 1 tháng nên tỉa cành/1 lần để cây ra trái quanh năm.
Sâu, bệnh hại:
Rầy mềm, Rệp sáp, Rệp dính,… Phương pháp phòng trị: Trebon, Supracide, Applaud Mip,…
Ruồi đụt trái: sử dụng chất dẫn dụ sinh học Viziubon- D, bao quả lại bằng túi nylon hay Protêin thủy phân, cần vệ sinh đồng ruộng.
Bệnh thán thư: xuất hiện các đóm tròn đen lõm sâu và các đóm liên kết với nhau tạo thành các vết lớn làm cành chết khô, ngọn cành bị cháy lá vặn vẹo. Trái bị nhiểm có các đóm lõm vào thịt và có màu nâu tròn. Điều trị bằng Benomyl, Antracol 0,2%, Mancozeb 0,2%…
Bệnh thối nâu trái: biểu hiện trái bị nhiểm có các đóm nâu và lan rộng làm trái bị thối, toả mùi hôi. Bệnh thường diễn ra khi ẩm độ cao, xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Để phòng bệnh này ta dùng các thuốc Bavistin, Anvil, Ridomyl, Aliette,…