Đặc điểm hình thái
- Dừa xiêm xanh có tên khoa học: Cocos Nucifera. trồng tốt ở cả khu vực miền Nam, Trung và miền Bắc.
- Thân dừa xiêm xanh có dáng cây mọc thẳng, không phân nhánh với độ cao trung bình khoảng từ 15m đến 20m. Thân cây tương đối sần sùi vì các nếp cành lá để lại.
- Phần tàu lá dừa có khi còn tươi sẽ màu xanh dần ngả vàng và rụng cả tàu lá lớn. Độ dài tàu lá trung bình khoảng từ 5 cho đến 6 mét. Mỗi cây dừa được tính là trưởng thành sẽ có khoảng từ 30 đến 35 tàu lá. Tàu lá dừa có 2 bộ phận chính là lá chét và cuống lá
- Rễ cây dừa xiêm xanh khi còn là cây con sẽ có màu trắng đặc trưng và chuyển dần thành màu nâu đỏ khi đã trưởng thành và cho trái.
- Hoa của dừa xiêm xanh sẽ nở sau khi trồng khoảng 2 năm, mỗi nách lá sẽ chứa một cụm hoa dừa xiêm nhỏ mọc thành chùm.
- Quả dừa xiêm xanh khi còn non sẽ có màu xanh lá đặc trưng với phần nhân cứng. Quả sẽ có 3 phần chính bao gồm phần vỏ bên ngoài được bao phủ bằng lớp cutin xanh, tiếp theo là phần xơ dừa, phần cuối cùng là gáo dừa, nước dừa và cùi dừa. Dừa xiêm xanh thường mọc thành từng buồng
- Sau khoảng 3 tháng từ khi thụ phấn, trái dừa sẽ có nước nhưng chỉ nên thu hoạch trái khi được 8 tháng, đây là thời điểm mà trái dừa có nhiều nước nhất.
Đặc điểm cây giống:
Chiều cao cây > 50 cm
Đường kính Thân: 8 – 12 mm
Phương pháp nhân giống: Ươm trái
Tuổi đời cây: Trên 30 năm
Năng suất bình quân: 120 – 150 trái/Cây
Tình trạng cây giống: Thân thẳng, vững chắc, Không sâu bệnh
Kỹ Thuật trồng:
Chọn đất:
- Dừa là cây giống dễ tính, không kén đất, ưa thích đất có kết cấu tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao, đất không quá phèn với độ pH từ 4,8 trở lên.
- Cây Dừa phát triển ở cao độ dưới 600m. Lượng mưa trên 1200mm, được phân bố đều, với ẩm độ cần trên 75%. Cây có tính chống chịu khô hạn, ngập úng, mặn và gió bảo tốt.
- Với đất ruộng: phải lên liếp để trồng dừa, gom đất mặt ruộng sử dụng để đắp mô trồng cây. Mô trồng cây nên có chiều rộng với đường kính thấp nhất là 1m
- Với đất vườn cũ: gom sẵn phần đất mặt để thực hiện vun mô. Nếu vùng đất chuẩn bị đất và vun cao lên như đất ruộng, tránh tình trạng khu vực đất trồng bị úng nước rất khó để xử lý.
- Với đất ở khu vực Đông Nam Bộ, phải đào hố trước khi trồng với kích thước tương ứng khoảng 0,6m x 0,6m x 0,4mđể có thể tiết kiệm nước, giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
- Trồng trên đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ cho cây dừa để đạt năng suất và chất lượng cao.
Khoảng cách trồng:
- Khoảng cách trồng tối thiểu: 5m x 5m
- Khoảng cách cây dừa phát triển tốt nhất: 5m x 6m
Bón lót:
- Bón lót một lượng phân vừa phải gồm phân hữu cơ trộn đều với phân lân và phân kali cho vào hố trồng. Hỗn hợp này sẽ được trộn đều và ủ trên mặt bằng mô đất trồng cây trước 15 ngày.
Cách trồng:
Cần rạch túi bầu và đặt vào hố đã đào sẵn. Đặt cây giống ở vị trí giữa hố, không lấp đất cao hơn cổ thân cây giống, lấp đất lại thật kín bằng mặt mô thật chặt sao cho cây không bị gió lay làm đứt rễ dễ bị ngã.
Sau khi mới trồng cây, sử dụng rơm rạ để che chắn khu vực gốc cây, vừa có tác dụng hỗ trợ giữ ẩm cho đất mà cũng hạn chế được tối đa tình trạng các loại cỏ mọc lên xung quanh gốc cây con.
Chăm sóc:
Tưới nước: Cây con sau khi đã trồng rất cần tưới tiêu nước đều đặn 1 -2 lần/ngày, nếu trong giai đoạn này bị thiếu nước, cây sẽ rất dễ nhanh khô và chết. Vào những mùa thời kỳ nắng gắt, khô hạn phải thường xuyên tưới 2 ngày/lần.
Bón phân:
Năm đầu tiên: nên bón mỗi gốc khoảng 0,5 kg hỗn hợp phân NPK 20-20-15+TE và chia làm thành nhiều đợt bón.
Năm thứ 2, đắp thêm đất cho mô trồng cây, tạo điều kiện tốt nhất để rễ phát triển. Bón phân như năm thứ nhất và tăng thêm 0,25kg/gốc.
Năm thứ 3 và 4 lượng phân tăng lên theo mỗi năm, bình quân 0,25kg/gốc. Ngoài ra trong khoảng giai đoạn này cũng cần cung cấp thêm nhiều chất trung vi lượng để giúp cây đủ dưỡng chất nhanh phát triển và sau này khi cho trái cũng có chất lượng ngọt thơm hơn.
Giai đoạn mang trái, cần tăng cường Kali như bón NPK Hà Lan 17-7-21; NPK 16-9-21+TE hoặc NPK Humax rong biển, giúp mát hệ rễ, dừa cho trái to, ngọt nước.
Cắt tỉa: Trong thời gian này, cũng nên để ý cắt bớt cỏ dại quanh vườn, không để cỏ mọc quá cao sẽ giành chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây dừa, có thể phủ rơm rạ, cỏ khô vào gốc khi trời nắng, để giữ dất luôn ẩm.
Chú ý các loại côn trùng, dịch bệnh gây hại
Tránh tưới đất bị ngập úng nhiều nước, nhất là vào mùa mưa, sẽ là môi trường cho những loài côn trùng, dịch bệnh sinh sôi nảy nở, tấn công là hư rễ.
Giai đoạn cây dừa còn nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số loại côn trùng nguy hiểm gây hại cho cây như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, và bệnh nấm do tấn công ở lá và đọt non,…sẽ làm chậm sự phát triển của cây hoặc thậm chí có thể cây bị chết. Vì vậy, phải lưu tâm và thường xuyên thăm vườn để quan sát từng cây dừa. Nếu phát hiện thấy những biểu hiện bất thường phải tìm hiểu kỹ, sau khi nhận dạng đúng nguyên nhân gây hại thì lập tức có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn kịp thời, không để chúng nhân rộng gây hại nặng để sự sinh trưởng của cây