Đặc điểm hình thái:
- Dừa Xiêm Đỏ hay còn gọi là dừa xiêm lửa, có tên khoa học: Cocos Nucifera, được người dân rất ưa chuộng và trồng trên cả nước. Dừa Xiêm Đỏ có ưu điểm rất sai quả, nước có hương vị ngon mát thanh, rất đặc biệt à không có giống dừa nào có.
- Thân, tán, lá: Cây thân gỗ, cho trái sau khi trồng khoảng 2,5 - 3 năm
- Hoa, quả, hạt: Hoa Dừa Xiêm Lùn Đỏ được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và công trùng. Trái màu vàng đỏ.
Đặc điểm cây giống:
Chiều cao cây > 50 cm
Đường kính Thân: 8 – 12 mm
Phương pháp nhân giống: Ươm trái
Tuổi đời cây: Trên 30 năm
Năng suất bình quân: 200 – 220 trái/năm
Tình trạng cây giống: Thân thẳng, vững chắc, không sâu, bệnh
Kỹ thuật trồng:
Chọn đất:
Cây ưa thích đất có kết cấu tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng và các chất dễ tiêu cao. Đất trồng không được quá phèn với độ pH từ 5 trở lên là thích hợp nhất.
- Loại cây này ưa đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao và đất không quá phèn hay quá mặn, độ pH từ 5 trở lên có thể trồng tốt.
- Khai hoang theo rãnh để tránh gây biến đổi sinh thái môi trường và gây bất lợi cho sự phát triển cây trồng.
- Mô liếp trồng: Vùng đất cao ráo hay đất cát không cần lên liếp mà chỉ cần cày sâu 20 - 30cm và dọn sạch cỏ, rễ cây.
- Đất phù sa thấp cần lên liếp để chống ngập úng. Tùy độ sâu của tầng phèn mà thiết lập mương liếp cho phù hợp.
+ Liếp đơn bề rộng khoảng 4 - 5m.
+ Liếp đôi bề rộng khoảng 9 - 10m. Chiều sâu mương không được vượt quá tầng sinh phèn. Nếu đất thấp cần lên mô cao 0,3 - 0,7m, sau đó bồi đất hàng năm.
- Với đất ở riêng khu vực miền Đông Nam Bộ, phải đào hố trước khi trồng với kích thước tương ứng khoảng 0,6m x 0,6m x 0,4 m để có thể tiết kiệm nước, giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Khoảng cách trồng:
- Khoảng cách tối thiểu: 5 m x 5m
- Khoảng cách cây dừa phát triển tốt nhất: 5m x 6m
Bót lót:
Bón vào mỗi hố phân hữu cơ trồng khoảng 20-30 kg +100g super lân+ 200gram kali. Bón hỗn hợp phân này trước khi trồng 15 – 20 ngày, sau đó lấp kín bằng mặt hố trồng.
Cách trồng:
Cần rạch túi bầu và đặt vào hố đã đào sẵn. Đặt cây giống ở vị trí giữa hố, không lấp đất cao hơn cổ thân cây giống, lấp đất lại thật kín bằng mặt mô thật chặt sao cho cây không bị gió lay làm đứt rễ dễ bị ngã.
Sau khi mới trồng cây, sử dụng rơm rạ để che chắn khu vực gốc cây, vừa có tác dụng hỗ trợ giữ ẩm cho đất mà cũng hạn chế được tối đa tình trạng các loại cỏ mọc lên xung quanh gốc cây con.
Chăm sóc:
Tưới nước: Những ngày đầu sau khi trồng cần tưới cho cây 1 - 2 lần/ngày. Khi cây bén rễ, mùa khô cần tưới 3 – 4 lần/tháng. Theo dõi độ ẩm của đất để điều chỉnh lượng nước tưới.
Nên làm sạch cỏ xung quanh gốc khoảng 1 – 2m. Có thể phủ thêm cỏ khô, rơm rạ vào gốc khi trời nắng khô để giữ đất luôn ẩm, cũng nên để ý cắt bớt cỏ dại quanh vườn, không để cỏ mọc quá cao sẽ giành chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây dừa.
Bón phân:
Khi cây được 1 – 2 năm tuổi: bón cách gốc 10 – 40cm. Liều lượng: 250g urê + 350g lân + 250g kali + chia ra 4 lần/năm.
Cây 3, 4 năm tuổi trở lên: bón đều cả tán cây. Liều lượng như sau: 1,5kg urê + 1,5kg lân + 2kg kali. Chia ra 2 – 3 lần/năm.
Sâu bệnh hại:
Tránh tưới đất bị ngập úng nhiều nước, nhất là vào mùa mưa, sẽ là môi trường cho những loài côn trùng, dịch bệnh sinh sôi nảy nở, tấn công là hư rễ.
Giai đoạn cây dừa còn nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số loại côn trùng nguy hiểm gây hại cho cây như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, và bệnh nấm do tấn công ở lá và đọt non,…sẽ làm chậm sự phát triển của cây hoặc thậm chí có thể cây bị chết. Vì vậy, phải lưu tâm và thường xuyên thăm vườn để quan sát từng cây dừa. Nếu phát hiện thấy những biểu hiện bất thường phải tìm hiểu kỹ, sau khi nhận dạng đúng nguyên nhân gây hại thì lập tức có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn kịp thời, không để chúng nhân rộng gây hại nặng để sự sinh trưởng của cây.