Quy trình sản xuất điều hữu cơ
1. Những nguyên lý và yêu cầu sản xuất hữu cơ
Nguyên lý đối với sản xuất hữu cơ
- Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) gìn giữ và gia tăng sức khỏe của đất, cây trồng, động vật và con người như một thể thống nhất không thể tách rời.
- NNHC dựa trên các hệ sinh thái sống và theo chu kỳ, tác động trên chúng, duy trì và nâng đỡ chúng.
- NNHC xây dựng trên những mối quan hệ mà đảm bảo sự công bằng liên quan đến môi trường chung và các cơ hội sống cho tất cả con người, sinh vật và cây trồng.
- NNHC cần phải quản lý trong một sự cẩn trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và môi trường.
Tiêu chuẩn hữu cơ gồm:
- Bảo tồn các nguồn tự nhiên và đa dạng sinh học
- Cải thiện sức khỏe động vật và phúc lợi của mọi sinh vật.
- Tạo điều kiện tiếp cận thiên nhiên của động vật làm cho chúng có thể hoạt động theo hành vi tự nhiên của chúng.
- Chỉ được phép sử dụng các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống đã được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền (không sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học, tổng hợp).
- Người sản xuất cần phải có sổ sách ghi chép việc quản lý canh tác hữu cơ. Ghi chép đầy đủ các vật tư đầu vào, đầu ra, các biện pháp tác động và xử lý trong quá trình canh tác. Các thông tin này cho thấy sự minh bạch trong sản xuất hữu cơ, giúp tránh được việc tái sử dụng hóa chất hay trộn hàng từ bên ngoài. Toàn bộ quá trình này sẽ được thanh tra hàng năm bởi một bên thứ ba (ví dụ, Control Union) là cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kiểm tra và cấp chứng nhận.
- Nhãn hiệu Điều hữu cơ được chứng nhận: Tùy theo nhu cầu thị trường nhập khẩu Điều hữu cơ là một, hai hoặc ba nhãn hiệu hữu cơ quốc tế. Đối với yêu cầu của Bên mua sản phẩm Điều hữu cơ phải được chứng nhận mang nhãn hiệu hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA và EU.
2. Sản xuất Điều hữu cơ:
Yêu cầu đất trồng Điều hữu cơ và nguồn nước tưới
- Để đảm bảo thành công sản xuất Điều hữu cơ trước hết đất đai là nền tảng sản xuất phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt, không có nhiễm bẩn hóa chất và vi sinh vật độc hại theo tiêu chuẩn quy định. Các yêu cầu về đất trồng Điều hữu cơ gồm:
- Đất khu vực trồng Điều hữu cơ phải được lấy mẫu và kiểm tra chất lượng đảm bảo không có thành phần hóa học và sinh học độc hại vượt mức quy định trong đất.
- Đất phải được phân tích để biết hàm lượng dinh dưỡng trong đất để cân đối việc cung cấp phân bón.
- Tốt nhất canh tác trên đất có nhiều chất hữu cơ. Mức độ chất hữu cơ trong đất tốt từ 3 – 5%. Theo các nghiên cứu công bố ở Mỹ, năng suất cây trồng tiềm năng có thể gia tăng khoảng 12% cho mỗi 1% gia tăng vật chất hữu cơ có sẵn trong đất. Vì vậy, chú ý bồi dưỡng phân hữu cơ cho đất thường xuyên.
- Yêu cầu nước tưới: Nguồn nước tưới phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong vùng. Nguồn nước phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định.
3. Quản lý sâu bệnh và dịch hại cho sản xuất Điều hữu cơ
Trước hết, cần quan tâm phòng trừ sâu bệnh hại và ngăn chặn dịch hại bùng phát hơn là để cho chúng phát triển rồi mới diệt trừ. Sau đây là một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh và dịch hại trong sản xuất Điều hữu cơ:
(i) Kiểm tra cây trồng: Thường xuyên kiểm tra ruộng Điều và chung quanh, khi phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát mạnh.
(ii) Tạo môi trường cho côn trùng có ích phát triển: đó là tạo điều kiện cho thiên địch trong ruộng Điều phát triển. Có hơn 100 họ côn trùng và nhện, chúng có thể bị hàng chục loài thiên địch tiêu diệt làm thức ăn để sinh sống.
- Tạo điều kiện cho các loài thiên địch này bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái…chung quanh ruộng Điều hay chỗ trống để kích thích sự phát triển thiên địch như các loài bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn ăn thịt côn trùng…
(iv) Bẫy cây trồng: Trồng một số cây không quan trọng gần ruộng nhử côn trùng tập trung vào để giảm áp lực gây hại cho Điều. Sau đó đánh bắt các loài dịch hại và tiêu diệt những cây nhử này khi dịch hại tập trung mật số cao, gây hại nhiều.
(v) Vệ sinh đồng ruộng và giữ cho cây khỏe mạnh:
- Cây Điều khỏe không hấp dẫn côn trùng tấn công, nếu có thì khả năng phục hồi nhanh và sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường. Cũng là sản phẩm thực chất và đúng yêu cầu của sản xuất hữu cơ.
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, nơi chứa chấp dịch hại (côn trùng, chuột, ốc…) thường xuyên và sau khi thu hoạch không còn nơi trú ngụ của sâu hại, trứng và nhộng trong các tàn dư cây trồng.
- Cày xới đất sau thu hoạch ngay để phơi đất hoặc lợi dụng thiên địch (chim) diệt nhộng, trứng, mầm bệnh, ổ chuột, bọ, cắt dứt nguồn gây hại cho vụ tới.
(vi) Áp dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ, sinh học:
Giới thiệu một số loại thuốc BVTV có thể áp dụng sản xuất Điều hữu cơ:
- Phun phòng, trừ sâu, bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện đỏ bằng các chế phẩm sinh học: Neemakar
- Phun phòng hoặc trừ bệnh hại như thán thư bông bằng chế phẩm sinh học Nano Trico
- Chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae để trừcôn trùng trích húthại Điều
4. Quản lý cỏ dại
Tuyệt đối không dùng thuốc trừ cỏ. Nếu có ít cỏ, thì làm bằng tay.
- Giảm ngân hàng hạt cỏ trong đất thông qua việc ủ phân trộn thật đúng kỹ thuật để diệt hạt cỏ trong thành phần của của hữu cơ chế biến tại nông hộ (ví dụ, phân trâu bò, dê...)
- Làm sạch tất cả các dụng cụ sản xuất, không chăn thả động vật trên ruộng Điều.
- Không cho cỏ phát triển hạt rơi rụng trong đất…
- Có thể sử dụng chế phẩm trừ cỏ sinh học DC Organic
5. Tóm tắt các thao tác sản xuất và cách ly tránh nhiễm bẩn khi sản xuất hữu cơ.
Quy trình nội bộ sử dụng và vệ sinh phương tiện, công cụ sản xuất theo giai đoạn. Cán bộ kiểm tra nội bộ (ICS) kiểm tra tất cả các công đoạn sau:
Bảng 1. Ghi chép việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất
Ghi chép việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất/Cleaning recorzd:
6. Quản lý ô nhiễm sản phẩm hữu cơ
- Đối với ô nhiễm từ bên ngoài các biện pháp phù hợp sẽ được thực hiện cụ thể.
- Quản lý khả năng ô nhiễm từ các trang trại lân cận.
- Quản lý với khả năng ô nhiễm thông qua trôi dạt
- Kiểm soát khả năng lây nhiễm qua ảnh hưởng lên hoặc xuống dòng chảy của nước.
- Quản lý với khả năng ô nhiễm thông qua hệ thống xử lý chất thải.
- Quản lý với khả năng ô nhiễm từ các yếu tố khác như đường bộ hoặc một nhà máy nằm gần đó.
7. Thu hoạch và sau thu hoạch
- Thu gom hạt điều tươi: Dụng cụ thu gom phải được rửa sạch hoặc sử dụng riêng cho sản xuất điều hữu cơ.
- Sau khi thu gom điều tươi, đóng bao (bao mới do Doanh nghiệp, hoặc HTX cấp), vận chuyển ngay tới địa điểm thu mua của doanh nghiệp hoặc HTX Truecoop.
8. Hệ thống các phiếu cân sản phẩm hữu cơ sau thu hoạch:
- Phiếu cân hàng hóa
- Phiếu thanh toán mua Điều
- Phiếu vận chuyển hàng hóa
- Tem, nhãn Điều hữu cơ
9. Phần kiểm tra nội bộ các tổ sản xuất Điều hữu cơ
Đây là một việc làm không kém phần quan trọng, quyết định cho việc cấp chứng nhận sản phẩm Điều hữu cơ hàng năm. Cần chuẩn bị tốt cả hồ sơ và các thủ tục kiểm tra.
Các điều sau đây là yêu cầu tối thiểu thiết lập một IQS cho nhóm nông dân:
- Phát triển Hệ thống Kiểm soát Nội bộ (Internal Control System - ICS)
- Xác định các nhóm sản xuất
- Tạo sự hiểu biết về chứng nhận nhóm
- Xác định các nhân viên có đủ năng lực cho việc duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ
- Tổ chức tập huấn để giới thiệu và phát triển IQS
- Hướng dẫn về IQS, ICS bao gồm chính sách và quy trình
- Thực hiện các chính sách và quy trình
- Đánh giá và cải thiện các tài liệu IQS, ICS cho việc duy trì một IQS hài hòa.
10. Thời gian kiểm tra: Mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần/vụ sản xuất.
Các hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất
- Kiểm tra từ BQL dự án
- Kiểm tra nội bộ từng đơn vị với từng nông dân trong tổ sản xuất
- Kiểm tra chéo giữa các tổ hàng năm
- Thủ tục khiếu nại, tham vấn
Trong quá trình sản xuất Điều hữu cơ, mọi thắc mắc, khiếu nại, phản ảnh tình hình của nông dân, cán bộ địa phương, công ty đối với chù trì đề tài, cán bộ thực hiện những vấn đề quan tâm hoặc thắc mắc khiếu nại; hoặc ngược lại, theo quy trình riêng.
- Kiểm tra từ cơ quan kiểm tra độc lập
11. Chuẩn bị hồ sơ kiểm tra
- Sổ nhật ký đồng ruộng
- Sổ tay hướng dẫn sản xuất hữu cơ
- Sơ đồ hệ thống từng ruộng Điều sản xuất hữu cơ
- Danh mục kiểm tra của từng tổ sản xuất
- Các văn bản hợp đồng, hồ sơ, ghi chép có liên quan đến truy xuất nguồn gốc và chứng nhận sản phẩm Điều hữu cơ.
- Tài liệu tập huấn
- QT Bón phân, chăm sóc
- -QT BVTV, cỏ dại
- Thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và ghi chép hồ sơ nông hộ.
- Tất cả các tài liệu liên quan khác...