Hướng dẫn canh tác và phòng trừ sâu bệnh
Ở Ninh Thuận, phần lớn cây điều được trồng trên các vùng đất dốc, thường bị rửa trôi và xói mòn cao. Do đó việc bón phân hữu cơ nhằm tăng cường độ bùn trong đất có vai trò rất quan trọng trong sản xuất điều theo hướng bền vững.
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng:
- Thiếu đạm (N) : Lá biến đổi từ màu lục đậm – xanh nhạt – vàng, xuất hiện từ lá dưới lên trên, một vài cuống lá hơi đỏ, cây ngừng sinh trưởng.
- Thiếu Lân (P) : Lá biến đổi chậm từ lục đậm sang ửng đỏ hay vàng, có một vài lá phía dưới bị héo úa và rụng.
- Thiếu Kali (K) : Lá trở nên vàng bắt đầu từ đỉnh lá, rìa lá lan dần vào trong, về cuối gần gân chính xuất hiện một vùng xanh lục ở 2 bên gân chính rất đặc trưng, phần đỉnh lá và rìa lá bị hoại thư, xuất hiện từ gốc lên ngọn.
- Thiếu Canxi (Ca) : Các lá non chuyển từ lục nhạt – vàng bắt đầu từ rìa lá, lá phía dưới màu lục nhạt, một số lá có lốm đốm các chấm vàng (không đặc trưng).
- Thiếu Magie (Mg) : Phần phiến lá giữa các gân chuyển sang vàng, gân và rìa lá vẫn còn xanh được ít lâu, triệu chứng xuất hiện từ lá dưới lên ngọn.
- Thiếu Lưu huỳnh: (S): Lá ngọn chuyển từ lục – vàng bắt đầu từ đỉnh lá về sau đỉnh lá có màu vàng đỏ, một số lá có gân và cuống lá hơi đỏ, đỉnh và rìa lá bị hoại thư.
- Thiếu sắt (Fe) : Thiếu sắt cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến chết sau 7 tuần, lá ngọn, thân ngọn chuyển từ màu lục nhạt sang vàng, lá ngọn có phiến lá hẹp hơn.
- Thiếu Bo : Lá non phát triển không tốt, phiến lá hẹp, lá bị biến dạng.
- Thiếu Mangan (Mn): Lá ngọn chuyển từ lục–vàng, gân chính và sống lá màu xanh, rìa lá màu nâu, lá non không phát triển tạo thành dạng hoa thị.
- Thiếu Kẽm (Zn) : Lá ngọn chuyển sang lục nhạt hoặc vàng nhạt, gân xanh lá non trỏ thành dạng lưỡi liềm.
Cách bón phân cho cây điều kinh doanh:
Phân hữu cơ: Cần tận dụng nguồn rơm rạ, cành lá để ủ phân hữu cơ bón cho các vườn điều trên các vùng đồi dốc. Quả điều sau khi tách hạt được vùi lấp xuống hố đào xung quanh gốc điều để trả lại một phần dinh dưỡng mà cây đã lấy từ đất. Hàng năm hay ít nhất 2 năm 1 lần, bón 10-20 kg phân chuồng ủ hoai cho mỗi cây điều vào đầu mùa mưa đợt 1. Bón phân hữu cơ vào rãnh đào ở phần đất cao, sâu 15-20cm, dài 2–3m sau đó lấp lại để tránh mưa cuốn trôi phân chuồng.
Dung phân bón GOOD LIPE ( phân gà Organic) bón cho mỗi cây từ 3- 5 kg. Ở những vùng đất xấu có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi. Nên bón dặm thêm một đợt phân cho những cây sinh trưởng kém để vườn cây phát triển đồng đều.
Chăm sóc, bảo vệ đất chống sói mòn trong vườn điều
Ngoài việc bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây, duy trì độ phì nhiêu của đất, bảo đảm vườn điều cho thu hoạch ổn định, cần chú ý đến việc bảo vệ giữ gìn độ phì nhiêu đất vườn điều bằng một số các biện pháp kỹ thuật khác như:
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chưa giap tán, trồng xen cây ngắn ngày giữa các hàng điều. Để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây điều, bằng cây trồng xen cách mép tán cây điều khoảng 1 m. Ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng trồng các loại hoa màu phụ không kinh tế nên trồng các loại cây che phủ đất như đậu lông, trinh nữ không gai, Stylo, Pueraria…, làm thảm phủ cho vườn và làm tăng độ phi đất vườn.
Tủ gốc, ép xanh cho cây điều: dùng tàn dư thực vật trên lô, các thảm phủ trồng xen trong lô, các vật liệu tàn dư khác đưa từ ngoài vào như cỏ khô, rơm rạ, các loại cỏ hoang dại,vvv, để ép xanh vào gốc cây.
Làm bậc than chống xói mòn cho điều: Điều thường được trồng nơi đất dốc. Trên những vùng đồi có độ dốc lớn cần thiết phải làm bậc thang cho cây điều. Bậc thang ngăn ngừa được xói mòn rửa trôi làm mất chất dinh dưỡng và trốc gốc cây điều. Tốt nhất là làm bậc thang tại chỗ bằng cách lấy đất ở phần dốc ở phía trên gốc cây, đem đắp vào phần dốc bên dưới, san từ chỗ cao đến chỗ thấp, tạo thành 1 lòng chỗ có bán kính 1,5 m, viền mép được đắp bờ giữ đất khỏi bị rửa trôi. Cần tạo bậc thang trước mùa mưa lũ, và tạo dần từng năm theo sự lớn lên của cây điều.
Nông dân cần biết thêm về sinh lý ra hoa kết trái của cây điều để chăm sóc đúng cách đạt năng xuất cao.
Cây điều thường ra hoa vào lúc kết thúc mùa mưa chuẩn bị chuyển sang mùa khô. Hoa điều có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ vài chục hoặc hàng trăm hoa.
Hoa điều có màu vàn hoặc trắng có vằn đỏ, đôi kho hoa có màu hồng đẹp. Hoa điều có 5 cánh, đối với hoa đực chỉ có nhị đực còn hoa lưỡng tính thì có tới 8 đên 10 nhị đực và 1 nhụy cái. Thông thường thì chỉ có 1 nhị đực ở hoa lưỡng tính phát triển đầy đủ các chức năng và có khả năng tung phấn, các nhị khác thường không có khả năng thụ phấn.
Hoa điều thường mọc ở đầu cành và bao gồm cả hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa thường chỉ thụ phấn bằng côn trùng hoặc gió. Hoa thường nở vào buổi sáng, tuy nhiên nếu trong lúc hoa đang nở mà xuất hiện mưa thì bao phấn sẽ không thể nứt ra để phấn rớt vào nên quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra khiến mất mùa.
Cây điều sau 3 năm trồng mới thì bắt đầu trổ hoa, thời gian ra hoa thường kéo dài khoảng 3 tháng và chia thành 3 pha rõ rệt gồm:
- Thời điểm hoa đực thứ nhất nở thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày, lúc này có khoảng từ 19 đến 100% là hoa đực nở.
- Thời điểm cả hai loại hoa lưỡng tính và hoa đực cùng nở thường kéo dài khoảng 70 ngày. Trong đó có khoảng từ 0 đến 60 % là hoa đực nở còn lại khoảng từ 0 đến 20% là hoa lưỡng tính nở.
- Thời điểm hoa đực thứ hai nở thường chỉ kéo dài 13 ngày có khoảng từ 0 đến 67% là hoa đực nở.
Như vậy thời điểm hoa lưỡng tính và hoa đực nở thường chênh lệch nhau tới 1/6 nên chùm hoa thường có nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 10,2%.
Trái: Thuộc loại trái nhân cứng (hạt điều), là phần phát triển từ bầu noãn sau khi thụ phấn sẽ phát triển nhanh và đạt kích thước trung bình dài 2,6 – 3,1 cm; ngang 2 – 2,3 cm, còn phần trái giả phát triển sau từ đế hoa. Thời gian trái phát triển kéo dài từ 2-3 tháng.
Lá: Thuộc loại lá đơn, khi lá mới nở còn non có màu xanh nhạt hoặc hồng sau đó chuyển dần sang xanh thẩm khi già, là cơ quan quang hợp tạo chất dự trữ cho cây, quyết định năng suất đạt được, số lượng lá khoẻ mạnh trên cây nhiều là yếu tố cần thiết.
Rễ: Hệ thống rễ gồm rễ cái và rễ ngang phát triển rất mạnh lan rộng và ăn sâu giúp cây có thể lấy được nước và dinh dưỡng ở tầng đất sâu.
Các giai đoạn sinh trưởng và sâu bệnh hại chủ yếu cần chú ý để phòng trị:
Giai đoạn sau thu hoạch:
- Bệnh sâu đuc thân, cành:
- Giai đoạn chồi non: sâu bệnh phổ biến thường là bọ đục nõn (bọ đầu dài, bọ vòi voi), bọ xít muỗi, bệnh thán thư làm cho các chồi non bị héo khô giảm khả năng ra hoa đậu trái.
- Đối với bọ đục nõn (bọ vòi voi, bọ đầu dài):
Con trưởng thành dùng vòi đục vòng quanh vào mô chồi non để đẻ trứng. Sâu non nở ra đục trong lõi chồi non làm cho lá và chồi non bị héo khô, cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu phá hại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Phòng trừ: cắt bỏ những chồi bị sâu gây hại để tiêu hủy nguồn sâu bệnh.
Dung biện pháp bắt bằng tay rất hiệu quả.
Đối với con trưởng thành, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Cypermethrin để phun trừ sâu.
- Giai đoạn ra bông: sâu bệnh phổ biến giai đoạn này chủ yếu là bọ xít muỗi, bọ trĩ, bệnh thán thư làm cho bông bị héo khô không còn khả năng đậu trái.
- Giai đoạn tượng trái non: sâu bệnh chủ yếu là bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục trái, bệnh thán thư.
Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
Bọ xít muỗi hại điều:
– Là loại sâu hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng điều. Bọ xít muỗi đỏ khi trưởng thành có màu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng. Bọ trưởng thành thường hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều mát, những ngày âm u ít nắng hoạt động gây hại cả ngày.
Bọ xít muỗi đỏ cái đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm 3-4 trứng trên ngọn hoặc lá non. Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu trắng trong. Một con cái đẻ khoảng 3-5 lần, mỗi lần 10 trứng. Sau một thời gian trứng nở thành ấu trùng không cánh, mình thon dài, đuôi nhọn màu hồng nhạt. Loại bọ xít này thường xuất hiện lúc cây ra lá non, nụ bông và tập trung cao nhất vào lúc cây trổ bông.
Bọ trưởng thành và ấu trùng dùng vòi chích hút nhựa ở lá non, chồi non, hoa, trái và hạt non. Các vết chích bị chảy nhựa màu trắng trong sau tạo thành những chấm màu đen. Nhiều vết chích liên kết lại tạo thành vết sẹo, nếu bị nặng thì chồi và hoa sẽ bị chết khô, lá bị xoắn biến dạng. Hạt non bị chích trên vỏ có những đốm vảy màu nâu đen, rụng sớm hoặc giảm kích thước và phẩm chất. Nguy hại hơn là các vết chích là nơi xâm nhập gây hại của một số nấm bệnh.
Cách phòng trừ là vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều tối. Khi phát hiện vườn điều bị bệnh thì phun thuốc vào lúc cành non (tháng 10), lúc cây ra bông (tháng 12) và lúc trái non rộ (tháng 2, 3). Chú ý phun thuốc vào lúc sáng sớm, chiều mát mới phát huy được hiệu quả. Các loại thuốc đặc trị bọ xít muỗi đỏ là BIO NEEMAKAR của BIOTECH với liều 350ml/100lit nước để phun.…
3/ Bọ trĩ
Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ, dài 1- 1,5mm, đuôi nhọn màu nâu hoặc đen, cánh dạng sợi và xung quanh có nhiều lông tơ. Bọ non giống bọ trưởng thành nhưng không cánh, màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Bọ trĩ rất khó phát hiện nên có thể kiểm tra bằng cánh giũ chùm bông điều trên tờ giấy trắng, nếu có bọ trĩ sẽ rơi xuống.
Bọ trĩ thường xuất hiện khi cây điều ra bông và đẻ trứng ở mặt dưới của lá. Cả ấu trùng và bọ trĩ trưởng thành tập trung ở mặt dưới lá, trên chùm bông chích hút nhựa cây làm lá biến màu và nhăn nhúm, bông điều bị cháy khô màu nâu vàng và rụng. Lưu ý, bọ trĩ thường gây hại cùng với thán thư, vì vậy nông dân nên phân biệt kỹ để có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả. Bệnh này thường gây hại nặng ở những vườn điều ra bông muộn, nhất là những vườn điều xả nhị sau Tết Nguyên đán.
Cách phòng trừ bọ trĩ là chăm sóc cho cây điều sinh trưởng tốt và ra bông sớm sẽ hạn chế được thiệt hại. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh nặng, nên phun thuốc phòng trừ như: BIO NEEMAKAR của BIOTECH với liều 350ml/100lit nước để phun.
Chú ý, khi phải sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây điều nên dùng các loại có độ độc thấp và phun xịt theo phương pháp “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn, đúng lúc và đúng cách).
Bệnh thán thư trên cây điều
Một trong những bệnh hại phổ biến và có nguy cơ phát triển thành dịch trên vườn điều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng của vườn chính là bệnh thán thư.
Để giúp bà con có thể phát hiện kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về triệu chúng cũng như những nguyên nhân gây bệnh thán thư trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh thán thư thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Loài nấm này thường có khả năng phát sinh trong điều kiện nóng ẩm và thiếu ánh sáng.
Bệnh thán thư thường xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn điều ra lá hoặc có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả mà xuất hiện mưa ẩm kéo dài. Chính vì xuất hiện trong giai đoạn này nên bệnh càng bùng phát nhanh hơn khiến năng suất bị giảm.
Đối với các vườn điều không được chăm sóc hoặc bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm hoặc không cắt tỉa cành thường xuyên dẫn tới cành lá cây rậm rạp xum xuê thì độ ẩm của vườn thường tăng lên khiến tán cây phía trong không có ánh sáng dẫn tới bệnh thán thư bùng phát mạnh hơn.
Bọ xít muỗi cũng là một trong những véc tơ truyền bệnh khi chúng chích hút thường gây ra những vết thương hở, mầm bệnh thán thư từ những cây bị bệnh sẽ được bộ xít muỗi truyền đi khiến bệnh nhanh chóng lây lan, chính vì vậy mà khi vườn xuất hiện bọ xít muỗi thì thường đi kèm với bệnh thán thư.
Triệu chứng.
Bệnh thán thư thường xuất hiện ở những bộ phận còn non của cây như lá non, nụ hoa và cả quả non.
Khi bị nấm tấn công đầu tiên vết bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu nâu đen, sau đó giữa phần lá bị bệnh và phần lá chưa phát bệnh sẽ xuất hiện những quầng màu vàng. Nếu bệnh xuất hiện trên cành non thì lớp vỏ ngoài sẽ bị màu nâu đen, trên bề mặt vết bệnh thường hơi lõm vào và cành thường bị teo tóp khô đi. Nếu nụ hoa quả bị bệnh thì cũng sẽ xuất hiện màu nâu đên và thường là bị rụng.
Nếu bệnh phát triển mạnh sẽ có xuất hiện những vết chảy nhựa trên vết bệnh, các cành sẽ chết dần và hạt bị bệnh thì nhăn lại và khô đen.
Cách phòng trừ.
Trước khi bước vào vụ mới cần tiến hành vệ sinh vườn, chú trọng làm sạch cỏ dại vào cuối mùa mưa, cắt tỉa các cành bị sâu bệnh và tỉa bỏ những cành không còn cho trái để làm thoáng mát cho tán cây nhằm giảm độ ẩm của vườn và để ánh sáng có thể chiếu vào.
Sau khi cắt tỉa và làm thông thoáng vườn cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi bệnh phát sinh.
Bón phân đầy đủ và cân đối, không nên bón quá nhiều đạm. Trong quá trifnhc hăm sóc cần tăng cường một số nguyên tố vi lượng cho cây đặc biệt là những loại phân bón lá trước khi cây ra nụ để tăng khả năng chống chịu cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn giúp tăng năng suất cho vườn.
Phun thuốc gốc đồng để phòng bệnh cho cành lá khi cây đang ra lá non, nếu điều đang chuẩn bị ra hoa thì dùng các loại phân như Benlate, Anvil hay Aliette để phòng bệnh kịp thời.
Thường xuyên thăm vườn nhất là giai đoạn có nụ hoa quả non để nếu phát hiện điều có chớm bệnh thì dùng Carbenzim 500FL với liều lượng như trên bao bì để phun cho cây sau đó khoảng từ 7 đến 10 ngày thì phải phun tiếp bằng Bendazol 50WP với liều lượng 0,5 kg/phuy có 200 lít nước hoặc 50- 60g chi bình 16 lít để phun lại lần nữa.
Thán thư là một trong những bệnh hại nghiêm trọng và phổ biến trên vườn điều, bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vườn nên bà con cần chú ý kiểm tra và có công tác phòng trừ ngay từ ban đầu để không xuất hiện dấu hiệu của bệnh.
Bệnh sâu phổng lá gây hại trên cây điều
Về cơ bản, diện tích nhiễm nhẹ chưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa, đậu quả của cây điều. Tuy nhiên, nếu người dân không tiến hành các biện pháp phòng-chống, tiêu diệt sâu bệnh mà để sâu bệnh phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây
Bệnh nấm hồng ( bệnh khô cành).
Bệnh nấm hồng (còn gọi là mốc hồng- pink disease) là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây điều và cao su,nnhững khu vực có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh nấm hồng gây ra do một loài nấm ký sinh có tên khoa học là Corticium salmonicola Berk. & Broome. [Synonyms: Erythricium salmonicolor (Berk. & Broome) Burdsall; Phanerochaete salminicolor (Berk. & Broome)]. Nấm phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm. Điều kiện khí hậu thời tiết ở Nam bộ trong mùa mưa khá thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển (trừ một số nơi có độ cao trời mát)
Bệnh tấn công chủ yếu trên vỏ của thân và cành của cây trưởng thành. Vết bệnh thường xảy ra ở vị trí phân cành hoặc các cành mọc ngang. Triệu chứng ban đầu là dạng chỉ màu trắng của khuẩn ty phát triển trên bề mặt của vỏ cây. Trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh lây lan nhanh chóng tạo thành một lớp khuẩn ty bao phủ quanh thân cành. Khuẩn ty ngày càng dày đặc như lớp phấn phủ có màu trắng phấn, về sau chuyển màu hồng phấn. Ở giai đoạn cuối chuyển màu xám trắng. Đồng thời trong quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm làm chết vỏ cây; nước và chất dinh dưởng không được vận chuyển lên trên làm cho phần cành phía trên vết bệnh khô và chết sau đó. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa.
Cách phòng trị:
Tạo vườn cây thông thoáng, có gió lưu chuyển không khí và ánh nắng mặt trời xuyên qua bên trong tán sẽ giúp hạn chế được bệnh. Nên trồng cây ở mật độ vừa phải; tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế bệnh. Nên tiến hành tỉa cánh tạo tán cho tán cây, tạo một khoảng trống hình ống trên đĩnh tán đi vào bên trong cành chính và thân nơi phân nhánh. Đây là kỹ thuật tạo tán hiện đại đã được áp dụng nhiều, Cách tạo tán này giúp tán cây thông thoáng, nhận nhiều ánh sáng mặt trời giúp tăng năng suất và giảm bệnh.
Ngăn ngừa lây lan là cần thiết. Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng hiệu quả mới cao. Những vườn chớm bệnh cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời để hạn chế lây lan. Tránh mang cây của cây bị bệnh hay từ vườn bị bệnh vào vườn khác.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm, phòng trừ bệnh kịp thời để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí phòng trừ, dung dung dich VADIDACIN5LHOAC85 đồng đỏ để phun trùm lên vết bệnh.
Sau vụ thu hoạch cần áp dụng biện pháp phun thuốc rữa cây bằng dung dịch BOOCDO để tẩy sạch các mầm bệnh còn sót lại trên cây từ vụ trước để tránh mầm bệnh lây lan gây hại.