Thông tin sản phẩm:
Quy cách: gói 20 hạt
Thời gian nảy mầm: 5 - 7 ngày
Tỷ lệ nảy mầm: >80%
Thời gian thu hoạch: 85 - 90 ngày sau gieo
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Đất trồng hạt giống dưa lưới vỏ vàng:
- Chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu mùn, đất trước đó không trồng cây họ bầu bí.
- Nên bổ sung vào đất trước khi trồng hạt giống dưa lưới một lượng thích hợp nấm đối kháng hay nấm cộng sinh. Tốt nhất là dùng chế phẩm này trộn cùng phân chuồng để ủ rồi bón lót.
- Dưa lưới vỏ vàng cần đất không bị nhiễm nấm bệnh, vì vậy trước khi trồng 10 ngày cần xử lý tốt và phơi ải đất.
2.Thời vụ gieo hạt giống dưa lưới vỏ vàng:
- Thích hợp trồng vào mùa xuân, hạ, thu ( tháng 2 đến tháng 8 dương lịch), nơi có nhiệt độ từ 16 – 29 độ C là thích hợp.
3. Gieo trồng dưa lưới vỏ vàng :
- Ngâm hạt giống dưa lưới vỏ vàng vào nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong 3 - 4 tiếng rồi vớt ra, để ráo, gói vào khăn ẩm sạch, ủ ấm 24-30 tiếng, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Có thể gieo hạt giống dưa lưới trực tiếp ra ruộng hoặc gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu, khi cây con được 2 lá mầm thì cấy ra ruộng (sau gieo 7 - 10 ngày).
- Giá thể bầu ươm gồm: phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 3:1:6
- Có thể trồng hạt giống dưa lưới vỏ vàng trên giàn hoặc bò dưới đất.
- Trồng giàn: lượng giống từ: 1-1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng: 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 25.000 – 26.000 cây/ha. Ưu điểm của trồng giàn là các trái dưa ra sẽ đều đẹp và ít bị tấn công bởi sâu bệnh.
- Trồng dưới đất: Nếu để cây mọc bò dưới đất cần lưu ý thời kỳ đầu vụ thường có mưa lớn nên cần lên luống cao khoảng 35 cm. Lượng giống từ: 400 – 500 g/ha. Cây cách cây: 0,5cm, hàng cách hàng: 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ: 9.000 – 10.000 cây/ha.
4. Chăm sóc
4.1 Bón phân: sẽ giúp dưa lưới ra quả to đẹp và ngon ngọt hơn. Tùy điều kiện đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp.
- Bón lót dùng phân chuồng, NPK 16-16-8. Bón thúc 3 lần: Lần 1 (18 – 20 ngày sau gieo hạt giống dưa lưới) dùng NPK 16-16-8; Lần 2 (7-10 ngày sau khi đậu trái) dùng NPK 16-16-8; Lần 3 (16-18 ngày sau khi đậu trái) dùng KCL.
4.2Tỉa cành và chọn trái:
- 15 ngày sau khi gieo tỉa bỏ các chồi ở các nách lá phía dưới đốt thứ 7.
- 30 ngày sau khi gieo tiến hành cắt bỏ chồi, bấm ngọn dây chính. Để lại ba dây nhánh ở đốt thứ 7, 8 và 9, từ các trái ở trên ba dây này sẽ chọn để lại một trái.
- Sau khi chọn trái thì cắt bỏ các chồi phụ và bấm ngọn dây nhánh để cây thông thoáng, dễ quản lý sâu bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
4.3 Tưới nước:
- Hạt giống dưa lưới vỏ vàng : yêu cầu đất thường xuyên phải đủ ẩm đặc biệt là thời kì từ lúc ra hoa đến khi quả được khoảng 15 ngày. Sau 20 ngày kể từ khi lấy quả lúc này bắt đầu vào chín (nổi gân lưới hoặc vân) chỉ cần tưới đủ ẩm và không nên để nước quá nhiều trong dõng sẽ dễ gây nứt quả và hàm lượng đường trong quả không cao.
4.4 Phòng trừ sâu bệnh:
- Dưa lưới vỏ vàng thường hay bị bệnh thối gốc lở cổ rễ, chết rũ (chết nhanh và chết chậm) hay bệnh thối đốt, nứt thân chảy nhựa khi gặp mưa lớn kéo dài. Cần chủ động phòng bệnh cho dưa khi gặp thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh gây hại bằng các loại thuốc công hiệu, ưu tiên các loại thuốc sinh học .