Thông tin sản phẩm:
Quy cách: 10 hat/gói
Thời gian nảy mầm: 5 - 7 ngày
Tỷ lệ nảy mầm: >85%
Thời gian thu hoạch: 7 -8 tháng sau khi gieo
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Ươm trồng hạt giống đu đủ ruột đỏ
- Chọn hạt giống đu đủ ruột đỏ có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải ẩm. Thời gian ủ 5-7 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo
- Chuẩn bị đất trồng : Đu đủ dễ tính, trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, pH thích hợp từ 6 – 6.5. Nên chọn đất thoát nước nhanh không bí chặt.
- Mỗi hố trồng cây nên chọn kích thước hố trồng: 40 x 40 (cm). Khoảng cách giữa mỗi hố: 2,5 m x 2,5 m. Mật độ: 1.600 cây/ha đến 1.800 cây/ha. Đối với đất lên luống có thể trồng với mật độ dày hơn, nên đặt bầu nông vừa phải, sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm.
2. Kỹ thuật xuống cây đu đủ ruột đỏ
Để cây đu đủ có năng suất cao cần đảm bảo đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt và tránh nhiễm phèn. Các bạn nên tiến hành cày sâu, bón lót và kết hợp hạ phèn để tăng độ phì nhiêu cho đất.
Khi trồng, các bạn cần đào hố, cho cây giống vào và lấp đất. Chiều cao cây giống đạt chuẩn là 15 – 20cm để cây có thể phát triển tốt. Sau đó, có thể dùng rơm rạ hay cỏ phủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất.
Cây đu đủ là loại cây ưa nắng nên khi trồng cần đảm bảo mật độ thích hợp để cây phát triển tốt. Khoảng cách hợp lý giữa cây với cây là khoảng 2 – 3m, tương đương mật độ 2000 – 2100 cây/ha.
3. Chăm sóc cây đu đủ ruột đỏ
Tưới nước cho cây
Cây đu đủ ruột đỏ là loại cây ưa nước nhưng lại rất sợ úng. Do đó, khi canh tác loại cây này cần tùy theo tình hình cụ thể mà tưới nước cho cây. Đối với mùa nắng hạn nên thường xuyên tưới nước. Khi cây ngập nước nên nhanh chóng xử lý thoát nước.
Tiêu diệt cỏ
Nếu vườn mọc quá nhiều cỏ sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng và cũng có thể chứa nhiều mầm bệnh. Vì thế, người nông dân cần chú ý dọn cỏ thường xuyên trong vườn.
Bón phân cho đu đủ
Bón lót: 3 – 5kg phân chuồng, 50 – 100g super lân và 200g vôi bột.
Bón thúc:
- Đợt 1: Sau trồng khoảng 1 tháng nên bón khoảng 20g Ure và 30g super lân 1 lần/tuần.
- Đợt 2: Giai đoạn 1 – 3 tháng nên bón 30 – 40g Urea, 50g Super lân và 20 – 30g KCL khoảng 15-20 ngày 1 lần.
- Đợt 3: Cây từ 3 – 7 tháng tuổi trở lên bón 40 – 50g Urea, 50g Super lân và 40g KCL, mỗi tháng bón 1 lần.
Các loại sâu bệnh hại trên cây đu đủ
Virus hại cây
Khi cây bị virus tấn công cây xuất hiện các biểu hiện như: lá bị quăn, vàng úa, hoa rụng, cây còi hoặc chết. Với những cây này nhà vườn nên nhanh chóng nhổ và đem đốt hoặc chôn để tránh ảnh hưởng đến cây khác. Sau đó tiến hành rắc vôi bột cho đất trên vị trí gốc trồng.
Bệnh thối cổ rễ
Những cây trồng có vị trí ẩm ướt, đất thoát nước kém dễ xuất hiện bệnh này. Do đó, biện pháp tốt nhất khi trồng đu đủ là lên liếp cao, đắp gốc và xử lý thoát nước. Đồng thời, kết hợp với các loại thuốc phòng trừ chuyên dụng.
Rệp sáp
Quả non sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển nếu rệp sáp xuất hiện. Do đó, sẽ kéo theo năng suất thu hoạch thấp. Khi phát hiện sâu hại, bà con nhanh phun thuốc đặc trị để bảo vệ cây.
Thu hoạch đu đủ ruột đỏ
Sau khi trồng khoảng 7 tháng đu đủ sẽ cho trái có thu hoạch làm rau xanh, quả chín sau khi trồng 9 – 10 tháng. Cây đu đủ sẽ cho trái trung bình khoảng 70kg/cây, những cây năng suất cao có thể lên đến 100 – 120kg/cây.