Thông tin sản phẩm:
Quy cách: gói 10 hạt
Thời gian nảy mầm: 5 - 7 ngày
Tỷ lệ nảy mầm: >80%
Thời gian thu hoạch: 80 - 85 ngày
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Làm đất
- Đất trồng: phải đảm bảo tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, nhiều dưỡng chất. Khi ươm hạt có thể dùng đất Tribat chuyên dùng cho trồng rau sạch. Sau khi thành cây con thì chuyển ra đất trồng. Đất này cần được xử lý mầm bệnh trước bằng cách rải vôi rồi phơi ải, sau đó bón lót bằng mùn cưa, xơ dừa, phân hoai mục, tro trấu; pH đất nên từ 5,5 – 7,5.
- Lên luống: vì hạt giống bí đỏ da xanh không chịu được ngập úng nên cần lên luống (cao 20 – 30cm, rộng 3m), mùa mưa làm rãnh sâu giữa 2 liếp và làm mương thoát nước xung quanh.
- Dụng cụ gieo hạt: có thể sử dụng thùng xốp, khay, chậu hoặc bầu đất.
2. Gieo trồng
- Ngâm hạt giống bí đỏ da xanh trong nước ấm khoảng 30 – 35 độ C từ 6 – 8 tiếng, vớt ra rửa sạch rồi ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20 – 25 độ C trong khoảng 1 đêm. Khi thấy hạt giống bí đỏ da xanh nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.
- Tạo lỗ sâu khoảng 1cm rồi gieo hạt giống đã xử lý vào, mỗi lỗ gieo từ 1 – 2 hạt, phủ một lớp đất mỏng lên, tưới nước giữ ẩm cho đất và đặt bầu gieo nơi có ánh nắng ấm nhằm thúc đẩy việc nảy mầm được tốt nhất. Có thể rải Basudin vào đất để phòng trừ loại kiến gây hại.
- Sau khi gieo hạt giống bí đỏ khoảng 7 – 10 ngày, khi thấy cây con đã lên có từ 2 – 3 lá mầm thì đem bứng cây ra trồng vào đất hoặc có thể trồng vào các chậu, thùng xốp cỡ lớn nếu trồng trên ban công nhà.
- Tạo hố sâu, đặt bầu cây bí giống vào, phủ rơm rạ, gỗ mùn xung quanh gốc nhằm giữ độ ẩm cho cây. Nên bứng trồng vào chiều mát khi nắng đã tắt. Mật độ trồng: hàng cách hàng 6m, cây cách cây 60 – 80cm.
3. Chăm sóc
- Tưới nước: trong 7 – 10 ngày đầu sau khi trồng cây con, tưới nước 2 lần/ngày cho cây nhanh hồi sức, sau đó tưới cách 2 – 3 ngày/lần. Khi hạt giống bí đỏ da xanh ra hoa, cần tưới nhiều hơn để cung cấp đủ độ ẩm giúp cây ra hoa, thụ phấn tốt nhất.
- Vào mùa mưa, thường xuyên vun luống cho cây cao, tránh cây bị ngập úng gây thối rễ. Cũng không nên để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc, chậm phát triển và cho năng suất thấp.
- Bón phân: chia làm 3 lần
+ Lần 1 khi cây trồng được khoảng 15 ngày: dùng phân chuồng hoai mục + phân ure pha loãng với nước tưới vào gốc cây, sau đó làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
+ Lần 2 khi cây trồng được khoảng 35 ngày: dùng phân chuồng hoai mục + hỗn hợp phân đạm, ure, lân và kali, bón xung quanh gốc và lấp phủ đất, vun gốc cho cây.
+ Lần 3 khi cây trồng được 50 ngày: dùng hỗn hợp phân NPK, đạm, kali và urê pha với nước bón cho cây để tăng cường chất dinh dưỡng nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu để bón thêm vào gốc cây.
- Khi bí đỏ da xanh ra hoa, thụ phấn, cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con, lá già để tạo độ thông thoáng cho cây. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt quả non nhỏ, kém năng suất để tăng cường chất lượng cho các quả khác.
- Phòng trừ sâu bệnh: bí đỏ da xanh thường bị một số sâu bệnh tấn công như sâu đất, sâu xanh, nhóm chích hút, có thể dùng Sherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin, Sagomycin, Actara, Confidor, Supracide,….theo nồng độ khuyến cáo.
- Nên thụ phấn nhân tạo nhằm giúp cây có năng suất cao hơn.
- Khi cây cho trái, nên kê cao trái để tránh tiếp xúc với đất ẩm lâu ngày, dễ gây thối trái.